(¯´·.♥♂ designer.yourme.net ♀♥.·´¯)
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất 0.4536455_1_1

(¯´·.♥♂ designer.yourme.net ♀♥.·´¯)
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất 0.4536455_1_1

(¯´·.♥♂ designer.yourme.net ♀♥.·´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesPhong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Cooltext443722700Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Cooltext443722844Đăng kýĐăng Nhập

 

 Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất

Go down 
Tác giảThông điệp
No_name
Admin
Admin
No_name


Tổng số bài gửi : 88
Points : 338
Được thanhks : 10
Join date : 25/10/2009
Age : 34
Đến từ : TP.Vinh - Nghệ An

Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Empty
Bài gửiTiêu đề: Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất   Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Icon_minitime2009-11-28, 2:32 pm

LỜI MỞ ĐẦU


Nhà là nơi ta cư trú, đó là một từ ngữ gắn bó cả cuộc đời của từng con người, vì đó là nơi ta sinh ra, trưởng thành, và ngay cả lúc lìa đời ta cũng muốn từ cái nhà thân thương đó mà ra đi!

Nhà là tổ ấm gia đình.Dù lớn hay nhỏ, nhà vẫn là thế giới riêng của mỗi gia đình.

Người Á Đông tự cổ xưa tha thiết với gia đình như chim mong tìm về tổ ấm. Họ nghĩ về căn nhà như là “mái ấm gia đình”. Bề thế bên ngoài không quan trọng bằng bầu không khí an hòa đầy thi vị trong nội thất.

Một danh nhân người Anh nói : “Chúng ta tạo dựng căn nhà… để rồi nó lại là căn cứ địa cho ta ổn định cuộc sống và vươn lên” – W. Churchill.

Tóm lại chữ NHÀ có ý nghĩa vô cùng phong phú. Nó gắn bó suốt cuộc đời con người. Nó là nơi che chở cho con người trước thiên nhiên, mưa nắng, nóng lạnh, bảo vệ con người trước sự tấn công của ngoại lực, tạo nên một mái ấm để con người cùng với những người thân thương của mình cùng sống và làm việc.

Có những lúc khi lòng cảm thấy bất an, chúng ta lại vấn vương nỗi niềm mà như Trịnh Công Sơn từng viết : “Nhiều khi muốn quay về, ngồi yên dưới mái nhà”. Ngày nay, tâm trạng ấy xuất hiện thường xuyên hơn. Xã hội quá bận rộn và nhiều áp lực nên nhu cầu được trở về nhà là điều rất thật. Cái “ngôi nhà của tôi – pháo đài của tôi” càng trở nên ý nghĩa trong đời sống hôm nay.

Mỗi khi bước vào một căn nhà lạ, hẳn là căn nhà sẽ mang lại cho người khách những cảm nhận rất riêng về gia chủ, mỗi người cảm nhận mỗi khác và không có căn nhà nào gây nên cảm xúc giống căn nhà nào. Vì dù muốn dù không, mỗi chủ nhân cũng đã để lại dấu ấn lên cái phần lãnh thổ riêng của mình và tạo ra cái hồn của ngôi nhà.

Việc mong muốn tạo ra dấu ấn của riêng mình, góp phần hồn cho ngôi nhà đã khiến cho không chỉ các gia chủ mà ngay cả những người làm nghề thiết kế, các kiến trúc sư cũng phải đau đầu trong việc tìm ra giải pháp, tạo ra một môi trường sống vừa mang dấu ấn của mình, vừa phải tạo được sự thoải mái cho người sống trong nó.

Một trong những giải pháp được rất nhiều người tìm đến, nếu không nói là quan tâm đặc biệt bởi tầm quan trọng của nó trong đời sống tâm linh người Á Đông đã có từ rất lâu – giải pháp phong thủy.

Trong nghệ thuật phong thủy quan niệm - việc làm nhà phải tạo ra được một cõi sống hòa đồng với vạn vật tự nhiên, sống an nhiên tự tại. Ở đó con người và thiên nhiên có sự giao hòa, sau đó, sự sung túc, hạnh phúc sẽ đến tiếp theo.

Từ xưa, quan điểm phong thủy ảnh hưởng rất lớn đến việc xây cất nhà cửa của người Á Đông. Trong cái thế giới hỗn mang đó, nào là tử vi, ngũ hành, độn giáp…nào là ngày tốt, tháng xấu, năm hạn… Trong đó cũng có những cái lý khoa học, kinh nghiệm của người xưa để lại, những trải nghiệm được đúc kết qua thời gian … rất hữu ích trong cuộc sống hiện nay.

Các chuyên gia phong thủy nổi tiếng ở Châu Á cho rằng, trong xây dựng có thể sử dụng thuật phong thủy để tìm hiểu tính khí của chính mình và qua đó biết cách sử dụng màu sắc trong không gian sống của mình nhằm đem lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp hơn.

Thật vậy, trong cổ học về phong thủy, màu sắc là một khía cạnh quan trọng trong toàn bộ năng lực của chúng ta. Theo chuyên gia về phong thủy Vincent Koh của Trung tâm phong thủy Singapore : “Màu sắc nâng cao năng lực của mỗi con người hoặc từng căn nhà. Cùng với những nguyên tắc phong thủy về vị trí cũng như phương hướng, việc dùng màu sắc phù hợp trong từng căn phòng sẽ giúp tạo nên một môi trường hòa hợp hơn cho những người trong nhà”.

Với tiêu chí như vậy, giới hạn trong chuyên đề nghiên cứu này, tôi chỉ bàn về việc ứng dụng màu sắc trong phong thủy vào nội thất nhà ở sẽ mang đến những tác động như thế nào đối với những người sống trong nó. Tôi chỉ đang làm công việc múc một gáo nước nhỏ – màu sắc Ngũ hành – trong cái biển mênh mông của bộ môn phong thủy chứ không đào sâu nghiên cứu về phong thủy, bởi sẽ là không đủ và không thể hiểu hết được vô số những điều thần bí lẫn có cơ sở khoa học vẫn đang làm đau đầu các nhà nghiên cứu phong thủy lão luyện.

Chương I

TÌM HIỂU VỀ PHONG THỦY

1.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHONG THỦY

Tiếng Trung Quốc “phong” là gió, “thủy” là nước. Cụm từ “phong thủy” tượng trưng “Gió vươn lên đến đỉnh núi” và “Nước vượt qua cơn sóng bạc đầu”. Ý muốn nói về thái độ và hành động của con người tiến tới sự thành công. Phong thủy đã được người Trung Quốc ứng dụng ít nhất là suốt 3.000 năm qua. Đó là cách sắp xếp mọi thứ xung quanh để tạo nên một môi trường sống hài hòa.

Nguồn gốc khoa “phong thủy” được tìm thấy trong khoa Thiên văn cổ, Di cảo địa lý và kiến thức dân gian của người Trung Quốc, tư tưởng “ Tạo gia về vũ trụ và triết học”, hệ thống dự đoán được khám phá trong “kinh dịch y phong”. Nền văn hóa được tích lũy qua lịch sử lâu dài đã mang lại cho họ một truyền thống dân gian về tinh thần độc đáo và được chấp nhận như là một kiến thức. Với những kiến thức đặc biệt trên, những khái niệm cơ bản về phong thủy được hình thành, đó là sự xếp đặt các vật thể trong một vị trí tốt và thuận lợi sẽ tạo nên những mảnh lực bí ẩn siêu phàm mang lại sự hòa hợp giữa người và vật trên trái đất, mang lại điều may mắn tốt lành cho những người khôn ngoan thực hành nghệ thuật này.

Thuật phong thủy đã chia xẻ sự phát triển của nó cùng với khoa thiên văn và khoa dự đoán (quẻ dịch) của Trung Quốc cổ. Nó đã có từ thời đại truyền thuyết. Dù rằng không có những dữ kiện xác thực cho chúng ta biết ai đã hình thành nó và vào thời điểm nào. Tuy thế, nó rất gần gũi với la bàn từ trường của người Trung Quốc cổ, làm cho người ta liên tưởng đến việc nó có thể bắt đầu vào khoảng thời gian la bàn được phát minh (khoảng năm 2700 trước Công nguyên).

Một số học giả cho rằng, các kiến thức và sự sử dụng nó có thể diễn ra vào mùa xuân hay thu, hoặc thời kỳ chiến tranh các nước (770 – 221 trước Công nguyên), khi có dự đoán, kinh dịch và vũ trụ học dựa trên năm yếu tố Ngũ hành đầu tiên được soạn thảo công phu và viết thành văn bản. Đây có thể là một hệ thống mà môn phong thủy rất gần gũi, đặc biệt là kinh dịch, người ta cho rằng được biên soạn bởi Lão Tử khoảng năm 600 trước Công nguyên, người đã sáng lập nên đạo Lão.

Chưa đến thời kỳ đầu của triều đại nhà Hán, một học giả nổi tiếng và cũng là một nhà chiến lược quân sự Zhang Liang (230 – 185 trước Công nguyên) xuất hiện trong các tài liệu lịch sử là một nhà phong thủy. Theo truyền thuyết ông được một đạo sĩ truyền lại kiến thức này, tên là Chisongzi (Red Pine Masterl, một số người khác cho rằng Zhang cũng là môn đệ của một người lão luyện khác là Shigong. Cả hai Hồng Phạm và Thạch Hoàng đều được xem là cha đẻ của thuật phong thủy vào thời cổ Trung Quốc (dù rằng các sử gia có thể phản bác điều này, họ tin rằng thuật phong thủy đã có trước đó).

Thuật phong thủy của Hồng Phạm đóng góp một phần đặc biệt quan trọng, được cho là người sáng tạo ra phần Cửu tinh (9 sao) Bát môn (8 cửa) và Bát quái phong thủy. Cửu tinh nói đến chòm sao (7 ngôi) được gọi là Đại hùng tinh có thêm hai ngôi sao thần linh tưởng tượng ra. Bát môn đề cập đến 8 điểm chính của La bàn Bát quái và tám cung cơ bản được sử dụng trong kinh dịch dự đoán.

Trong suốt thời kỳ Tam Quốc một thiên tài chiến lược nổi tiếng Gia Cát Lượng (Khổng Minh) (181 - 234 sau Công nguyên) xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Ong ta sử dụng các chiến thuật dựa trên Bát quái đồ để dụ địch tiêu diệt quân Tào. Khổng Minh là một nhà chiến lược quân sự đại tài cũng như về thuật phong thủy và được tôn kính là người sáng lập môn phái phong thủy.

Các truyền thuyết về ba vị thầy vĩ đại – Hồng Phạm, Thạch Hoàng và Khổng Minh – đã đặt nền tảng cho tất cả những bậc thầy phong thủy cho hai ngàn năm kế tiếp. Một số người tin rằng Yellow Stone cũng là người đưa thuật này vào văn hóa dân gian, do kết quả của nổ lực này, khoa phong thủy không còn là một công cụ bí mật quý giá của một số người có đặc quyền và các vị vua có quyền lực trị vì thiên hạ. Ong ta chọn lựa những môn đồ có tài năng để truyền bá kiến thức này cho quần chúng.

Trong suốt thời kỳ đầu nhà Hán (khoảng năm 200 trước Công nguyên) một tác giả có tên là Oing Wu đã viết ba tập về phong thủy. Một vị khác có tên là Guo Pu (năm 276 – 324 sau Công nguyên) đã xuất hiện suốt thời kỳ Tây Hán. Ong ta được công nhận tác giả cuốn sách truyền thuyết về phong thủy gọi là Zang Shu (cuốn sách bàn về việc chôn cất).

Vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, đã có một số văn bản viết về khoa phong thủy.

Nghệ thuật phong thủy đã đạt tới đỉnh cao của nó trong triều đại nhà Tang (Tần – năm 618 – 906 sau công nguyên), nhiều môn phái và nhiều người hành nghề này phát triển hưng thịnh. Tám người nổi tiếng nhất là Yang Junsong, You Yanhan, Li Chungfeng, thiếu sư Yi Hang, nhà sư Phật giáo Shima Touto, Riu Baitou, Chen Yahe Va Futu Hồng cùng là phật tử. Trong những pháp sư đời Tang (Tần) Yang Jungsong (khoảng 650 sau công nguyên) có ảnh hưởng to lớn nhất và thông qua ông cùng các môn phái phong thủy khác, thuật phong thủy đã được truyền bá lại cho chúng ta đến nay.

Sự quan tâm đến phong thủy và cách áp dụng đã được hồi phục lại trong thời đại nhà Song (960 – 1279 sau công nguyên) và nhiều vị thầy nổi tiếng đã xuất hiện. Trong các vị là Wu Aixian (thế kỷ 11 sau công nguyên) và các môn đệ của ông ta Liu Qiwan và You Gounghang, Wu Aixian người sáng lập môn phái được gọi là 36 kinh tuyến đã viết một luận thuyết và các hình thể của núi (sơn) dùng cho thế đất mai táng và nhà ở. Từ các vị thầy Liu và You, đã hình thành nhiều nhánh phong thủy khác nhau được sử dụng trong suốt đời nhà Minh (1368 – 1643 sau công nguyên) và đời nhà Qing (1644 – 1911 sau công nguyên).

Người ta ghi nhận rằng, suốt 500 năm kéo dài từ đời nhà Tang đến nhà Song, hơn một trăm môn phái phong thủy đã đối địch và tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Tất cả các môn này đều khởi đầu cùng một quan niệm thần học, vũ trụ học và các lý thuyết. Để rồi sau đó phát triển thành nhiều sự diễn giải khác nhau, mỗi một môn phái đặc biệt quan tâm đến hoặc tập trung vào những khuynh hướng nào đó của phong thủy. Sau đó, một số môn phái đồng hóa lẫn nhau. Đây là một danh sách bảy môn phái chính được công nhận kể từ thời kỳ nhà Tang và Song, tất cả các môn phái này tiếp tục có ảnh hưởng đến những người hành nghề ngày nay.

Cửu tinh (chín sao), Bát môn (tám cửa) Bát quái đồ
Những kinh môn – Sanh môn
Ngũ hành chính thống
Lưỡng sơn, Tam hợp và Ngũ hành
Bát quái, Ngũ hành
Huyền Không Ngũ hành
Hồng Phạm Ngũ hành

1.2 CÁC Ý NIỆM CƠ BẢN VỀ PHONG THỦY

1.2.1 Thuyết phong thủy

Lý thuyết phong thủy thuộc vũ trụ học và dựa trên các khái niệm của Đạo Gia Nhân (Con người và Vũ trụ). Mục đích của nó là sự thống nhất của Thiên, Địa, Nhân và Vật thể qua một lực được gọi là Thái hư (Taiji), Cơ bản tối cao (Nguyên khí của vũ trụ khi chưa hình thành âm dương).

Người Trung Quốc cổ tin rằng khi sự kết hợp như thế được tạo nên, qi (các khí lực) của sự sống chảy chan hòa khắp tất cả sinh vật, vật chất, những sự kiện tốt đẹp và hữu ích sẽ được tạo nên. Sự tắc nghẽn khí lực của sự sống sẽ tạo ra một sự đối nghịch : bất hạnh và tai họa.

Theo phong thủy, đời sống và định mệnh của con người gắn liền với dịch chuyển của vũ trụ và thiên nhiên. Có những loại khác nhau của khí : một loại xoay quần trong trái đất, một loại xoay quần trong không khí, và một loại di chuyển bên trong cơ thể của chính chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu khí. Khí nâng đỡ cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên những đặc thù và cách chuyển động của nó làm thay đổi bản chất trong mỗi con người chúng ta. Khí là hơi thở chủ yếu để duy trì sự cân bằng về thể chất, hoàn cảnh, và tình cảm. Điều quan trọng của phong thủy là khai thác và nâng cao môi trường khí để cải thiện dòng khí bên trong cơ thể chúng ta, nhờ đó cải thiện được đời sống và định mệnh của chúng ta.

Các lý thuyết kết hợp Trời, Đất (Thiên, Địa), Con người (Nhân) là cốt lỏi của thuật phong thủy, từ đó nảy sinh ra nhiều truyền thuyết và các câu chuyện dân gian. Các hệ thống tư tưởng to lớn trừu tượng về vũ trụ sau đó hòa lẫn vào các tín ngưỡng dân gian khi người Trung Quốc cổ cố gắng giải thích về những mảnh lực hữu hình cũng như vô hình trên thế gian và các ảnh hưởng bí ẩn lẫn phức tạp của những mảnh lực này tác động vào thái độ của con người.

Việc đối phó với những sự kiện không thể tiên đoán được trong cuộc đời không phải là mục đích chính của phong thủy. Điều hấp dẫn nhất là giúp họ củng cố tinh thần trong thời gian gặp khó khăn hoặc bi kịch. Đối với người Trung Quốc cổ, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên là một sự chuẩn bị cần thiết và đúng đắn cho lĩnh vực tinh thần, trong đó con người và vũ trụ có thể là một. Sự hiểu biết về văn hóa dân gian đã dạy họ khả năng chấp nhận một sự việc khó có thể giải thích được và cùng lúc thiết lập một nền tảng vững chắc, một cuộc sống cho hòa bình, hy vọng, những ước mơ thịnh vượng lâu dài. Đối với người Trung Quốc, thái độ này thật ý nghĩa, thoải mái và thực tiễn. Tuy nhiên nó cũng tạo nên nguồn gốc hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tạo nên một bản đồng ca đặc biệt đượm tình người.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-1-1

SỰ PHÁT SINH CỦA VŨ TRỤ QUAN THEO PHONG THỦY

1.2.2 Đạo và thuyết âm dương

Sự hài hòa và cân bằng là những yếu tố quan trọng trong phong thủy – chúng xâm chiếm quá trình liên kết con người và vũ trụ. Quá trình đó được gọi là Đạo.

Lý thuyết về âm dương là một tên gọi của Đạo. Người Trung Quốc phân chia vạn vật thành hai phần Am – Dương bổ sung cho nhau, gắn con người vào trời và đất qua Đạo.

Đây là hai lực điều hành và thống trị vũ trụ. Hai khái niệm này không đối kháng mà trái lại bổ trợ cho nhau – cái này cần cái kia để tồn tại. Am tượng trưng cho vật chất, là cõi tối tăm, Dương tượng trưng cho tinh thần, là ánh sáng. Am chỉ cái bất động, mùa đông, phương Bắc, bên dưới và bên trong. Dương chỉ sự vật kích động, mùa hè, phương Nam, phía trên và bên ngoài. Am thuộc giống cái, Dương giống đực. Am Dương hòa hợp thì tạo thành một tổng thể – đó là Đạo, Am Dương phụ thuộc vào nhau : không có lạnh, không hiểu được cái nóng - Không có mới thì chẳng có cũ - Không có sự sống thì không có cái chết. Am Dương chứa đựng mâu thuẫn : trong phần giống đực có chứa một ít giống cái và ngược lại.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-1-2

BIỂU TƯỢNG ÂM – DƯƠNG VŨ TRỤ QUAN CỦA MẶC GIÁO MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Biểu tượng Am – Dương là một trong những biểu tượng cổ nhất và mạnh nhất. Biểu tượng trắng đen đơn giản nhưng rất có ý nghĩa đã tóm lược tất cả những điều thiết yếu của tư tưởng Trung Hoa. Am là vùng tối và Dương là vùng sáng. Mỗi nửa có một chấm tròn nhỏ mang màu của phần bên kia trong nó, thể hiện sự thống nhất của cả hai.

1.2.3 Ngũ hành

Cùng với Am – Dương, Ngũ hành là một phương thức bổ sung để phân tích và hòa điệu khí của người và ngôi nhà. Tư tưởng vũ trụ học của Đạo gia phân loại mọi vật trong vũ trụ thành năm thành phần cơ bản : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Những hành này là tính chất tinh túy của mọi sự, mọi vật, có thể đối nghịch hoặc bổ sung cho nhau. Các hành cũng kết hợp với màu sắc, mùa màng, phương hướng, tinh tú, các tạng phủ trong người... Phong thủy dùng chu kỳ các màu sắc để điều chỉnh khí.

1.2.4 Bát Quái và Kinh Dịch

Kinh dịch là nền tảng trong phong thủy thực hành. Nó là chỗ dựa của phép sử dụng màu sắc Ngũ hành. Khi cần xem đất đai, xây dựng nhà cửa, đoán biết khí lực con người, kinh dịch được xem là cội rễ tư tưởng học thuật Trung Quốc. Kinh dịch xuất phát từ thuật bói toán thời cổ đại. Nó chỉ bảo cho vua chúa, tăng lữ, học giả, về đủ mọi vấn đề từ chiến tranh cho đến xuất hành. Kinh dịch bao gồm những kiến thức cao siêu. Đồ hình trong kinh dịch chiêm nghiệm vận số, cho biết luật tuần hoàn của tạo hóa, chuyển dịch mãi mãi. Kinh dịch ràng buộc con người với tạo hóa, thăng trầm biến chuyển của âm dương.

Hình phương vị bát quái

Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-1-3

Trong phong thủy, bát quái được xem như vật huyền bí để chẩn đoán trong việc cân bằng hóa môi trường. Nó hướng đạo để cải thiện sức khoẻ, thịnh vượng và hạnh phúc.

Màu sắc Ngũ hành hợp cùng với Bát quái đồ trong kinh dịch tạo ra hình bát quái thần bí. Đồ hình màu sắc bát quái ngũ hành là nguồn gốc phép sử dụng màu sắc của thuật phong thủy. Lá bùa bát quái kỳ ảo gồm tám bạch, tám quẻ của kinh dịch hợp với màu sắc ngũ hành thường được sử dụng để xem địa thế, đất đai, xây dựng nhà cửa, phòng ăn, ngủ, làm việc, đoán vận số đời người. Lá bùa bát quái gồm tám quẻ màu, tứ chi và phương hướng. Hướng trung tâm, thứ chín – thuộc hành Thổ – màu vàng và các bộ phận cơ thể không xếp theo vạch bát quái. Đồ hình màu sắc này có muôn nghìn cách áp dụng, nhưng cách lý giải thì không có gì thay đổi. Có thể treo, gắn bùa bát quái ở trước cửa phòng, đeo trong người hoặc bất cứ đâu, cầu xin vận số gặp may mắn nên treo bùa bát quái hợp với quẻ chọn màu. Mỗi quẻ gồm nhiều màu phụ kèm theo củng có đủ tương sinh, tương khắc của trật tự Ngũ hành.

1.3 Ý NGHĨA CỦA PHONG THỦY TRONG CUỘC SỐNG

Phong thủy là một nền học thuật có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Nguyên lý của phong thủy dựa vào triết học và vũ trụ quan Đông phương, lấy chu dịch, thuyết âm dương ngũ hành, thuyết thiên nhiên cảm ứng và thiên nhân hợp nhất làm cơ sở. Mặc dù đây là những học thuyết rất tiến bộ trong văn hóa Trung Quốc, nhưng sau này tồn tại trong chế độ phong kiến nên đã ít nhiều bị biến chất. Không phải chỉ bây giờ mà ngay từ thời cổ Trung Quốc đã có nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc coi phong thủy là chuyện mê tín hoang đường và giữ thái độ phê phán đối với phong thủy.

Nhưng xét một cách khách quan, phong thủy đã là một trong những thành phần tạo nên văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Phong thủy đã tồn tại đến thiên niên kỷ này và vẫn còn xu hướng phát triển nữa thì không thể phủ nhận được những giá trị tích cực của nó. Phong thủy đã góp phần giúp cho khoa kiến trúc truyền thống của Trung Quốc đạt được những thành tựu rực rỡ, tạo cho cảnh quan môi trường Trung Quốc mang một sắc thái thi vị và đặc sắc. Đương nhiên cốt tủy chủ yếu của lý luận và thực tiễn phong thủy là phù hợp với bản chất dân tộc Trung Quốc.

Là một sản phẩm của tư tưởng xuất hiện từ rất sớm ở Trung Quốc, phong thủy bao gồm sự pha trộn giữa Đạo giáo, Phật giáo, lý thuyết Am – Dương về việc cân bằng và hợp nhất với tự nhiên, kiến trúc thông thường, sự mê tín, và đôi khi là sở thích. Trong khi các công cụ của phong thủy bao gồm từ việc bố trí đồ đạc và phòng ốc cho đến kinh dịch, chúng đã tăng thêm sức mạnh cho trực giác, sức tưởng tượng và sự giải thích về môi trường. Sự trường thọ của nó có thể được mô tả như là một lời hứa hẹn và mọi thứ tốt đẹp : một cuộc hôn nhân hạnh phúc, gia đình, tuổi thọ, sung túc, và sự thành công về nghề nghiệp.

Anh hưởng của phong thủy rất rộng lớn và nó cống hiến một phương cách độc đáo để đối phó với các vấn đề về chỗ ở và đời sống cá nhân của chúng ta.

Phương tây đã được biết về phong thủy suốt một trăm năm qua, ngày nay nó càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phong thủy đặc biệt phổ biến trong kinh doanh vì có tác dụng làm hài lòng từ các nhân viên đến khách hàng, đồng thời cải thiện vận may của công ty.

Ra đời cách đây từ hơn 5000 năm, thuật phong thủy Trung Hoa từng bị phương Tây coi là “trò tự lừa phỉnh”, “thói thích huyễn hoặc”. Giờ đây, trong rất nhiều trường Đại học danh tiếng ở Au – Mỹ, “phong thủy học” đã trở thành một bộ môn quan trọng, không ít công ty, tập đoàn phương Tây tìm cách áp dụng thuật phong thủy vào việc xây dựng trụ sở, bài trí nội thất để mong muốn làm ăn phát đạt hơn.

Kiến trúc sư tên tuổi người Pháp Anthony Béchu nhận xét : “Người ta tìm thấy ở thuật phong thủy những nguyên tắc hài hòa của kiến trúc, những quy định vệ sinh và nghệ thuật trang trí. Việc chọn hướng nhà, địa điểm xây nhà, điều kiện ánh sáng tự nhiên và sự thông thoáng ra sao, bài trí thế nào cho vừa cuốn hút vừa giảm được căng thẳng cho người làm việc trong nhà… Tất cả những điều này đều có cơ sở khoa học thực sự”. Chính những góc nhìn đúng đắn như thế đã tạo cho thuật phong thủy len lỏi ngày càng sâu vào xã hội phương Tây.

Thực tế cho thấy từ khi trong lòng các nước phát triển xuất hiện những “hội chứng văn phòng” (như da xanh mét, mệt mỏi, stress… do phải sống và làm việc trong những tòa nhà cao tầng kín như bưng, thiếu ánh sáng mặt trời và gió tự nhiên, sử dụng máy điều hòa nhiệt độ suốt ngày đêm) thì thuật phong thủy và những nguyên tắc cơ bản của thuật phong thủy mới được chú ý. Tại những hội thảo về chống chứng trầm uất, người ta cũng đã bàn đến thuật phong thủy như là một giải pháp khắc phục tốt.

Thực chất phong thủy là sự giao lưu giữa nghệ thuật và khoa học. Mục tiêu của nó là nhằm vào việc bố trí các tòa nhà, phòng ốc, trang thiết bị nội thất và đồ đạc theo một phép tắc riêng, thuận lợi nhất cho chủ nhân, nhằm để đạt được sự hài hòa tối đa của địa điểm sinh hoạt với môi trường nhân sinh và vũ trụ bao quanh. Theo niềm tin của người Á Đông, sự sung túc, hạnh phúc và thịnh vượng sẽ phát sinh từ kết quả hài hòa giữa con người và môi trường sống.

Thật vậy, mục đích của phong thủy là loại bỏ được các vận rủi và mời gọi các vận may. Nói như thế không có nghĩa là có phong thủy tốt nhất sẽ luôn luôn ngăn chặn được những điều không tránh khỏi – cái chết của ông bà cha mẹ, sự ganh ghét, tranh giành trong công việc, hoặc những bận rộn ngày qua ngày… Tuy vậy phong thủy sẽ giúp chúng ta đối phó tốt hơn và hòa hợp nhanh hơn. Thuật phong thủy ở đây nhằm chỉ dẫn cho chúng ta phương cách né tránh bớt rủi ro, giúp cho ta được nhiều tốt lành.

Có thể nói phong thủy như là một phép trị liệu hiệu quả nhất không chỉ gây tác động đến tâm lý con người, giúp cải thiện tình huống theo chiều hướng tích cực, mà nó còn có những cơ sở khoa học thực sự trong cải thiện môi trường sống, tạo sự hòa hợp giữa con người và môi trường sống chung quanh, tìm môi trường tốt nhất cho con người sống và làm việc với khả năng sung mãn nhất.

Ngày nay, người ta ý thức được sự khẩn trương bảo vệ môi trường của trái đất nên nghệ thuật phong thủy càng ngày càng được coi trọng. Nghệ thuật này không còn bị coi là huyền bí mà là cần thiết cho nhu cầu hiện đại. Rất nhiều vấn đề môi trường và tiềm năng hữu hạn của trái đất ngày hôm nay đều có nguồn cội triết lý trong môn này. Mặc dù, sự thực hành phong thủy trải qua bao thăng trầm nhưng mục đích tinh thần của nó vẫn nguyên vẹn sau hơn mấy ngàn năm lịch sử.
Một số minh họa cho việc áp dụng phong thủy trong bài trí nội thất sẽ đem lại hiệu quả sử dụng không gian tốt hơn.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-1-4

Tất cả đồ đạc kê sát tường theo hàng thẳng sẽ làm dòng khí chuyển động quá nhanh- Sắp xếp lại đồ đạc theo hình bát quái làm cho khí lưu thông êm ả.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-1-5

Kệ thẳng phía sau tràng kỷ tạo ra vẻ thiếu thoải mái và nhánh cây nhọn làm hao hụt tiền- Ghế tràng kỷ đặt hơi lệch và cây cảnh có lá tròn là phương thức mang lại tiền bạc, đồng thời mang lại sự hấp dẫn hơn trong cách bài trí.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-1-6

Nếu cửa đến phòng ăn mở ở phía sau bàn tròn hình mu rùa này, người ngồi sẽ không cảm thấy thoải mái- Việc tái bố trí đơn giản làm cho hai vị khách ngồi ở “vị trí danh dự” và dòng khí lưu thông đến mọi người.

Chương II :PHÉP ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG TRANG TRÍ NỘI THẤT NHÀ Ở

2.1 NGUYÊN LÝ NGŨ HÀNH
2.1.1 Khí sắc và hình tượng Ngũ hành

Theo lý “Thiên, địa, vạn vật nhất thể cuộc sống con người tương thông với sự sống vạn vật : trời, đất với người là một thể “đồng nhất khí”. Khí kết tụ thành hình, thể hiện ở năm dạng thức : Mộc khí vươn cao như thân cây, vượng vào mùa xuân. Hỏa bốc lên như ngọn núi lửa, vượng ở mùa Hạ. Thổ khí an hòa phẳng lặng như cả 4 mùa. Kim tuy cứng rắn bề ngoài nhưng thực chất lại dễ uốn cong hơn Mộc. Thủy khí uốn lượn như hình sóng biển, sông ngòi, suối nước

* Do đó, cây xanh, hình thể cao và dài đầy sức sống hy vọng vươn lên thuộc hành Mộc.
* Hình tam giác màu đỏ thuộc Hỏa, nét sắc nhọn cùng với màu nóng kích thích nhiệt tình, lòng hăng hái, tươi vui.
* Hình vuông, màu vàng thuộc Thổ có vẻ ung dung, bình thản.
* Vòng cung tròn màu trắng bạc vàng óng ánh thuộc hành Kim, gây ấn tượng quí phái, lạc quan, vui vẻ.
* Hình Thủy gợn sóng, màu đen nhấp nhô tạo cảm tưởng bồng bềnh vô định.

Một số hình dạng ngũ hành trong cuộc sống

THỦY – Dãy nhà nhấp nhô zích zắc, là dạng thủy, kể cả những dáng cong, uốn lượn như sóng. Những khu quần cư, xây cất tùy tiện không qui hoạch, thường thuộc về dạng Thủy.

MỘC – Khu kiến trúc hình hộp, chữ nhật đứng như dãy nhà chọc trời, những “Skyscaper” vươn cao như những thân cây nhân tạo chót vót… là dạng Mộc.

HỎA – Nóc nhọn như tháp giáo đường, hình tam giác như Kim tự tháp Ai Cập và những mái nhà ngói đỏ ở Việt Nam bây giờ đều thuộc hình Hỏa.

THỔ – Nhà bê tông mái phẳng hoặc những dãy nhà gạch mái hơi dốc nối đuôi nhau thành hình thế Thổ.

KIM – Mái vòm và cửa tò vò ở nhiều dinh thự, đền đài Hy Lạp, Au Mỹ và Á Đông đều thuộc dạng Kim. Màu trắng càng làm tăng tần số năng lượng của hành Kim.

Mỗi khí lại tương ứng với một hướng, một hành.
5 HÀNH


HÌNH

SẮC

VẬT LIỆU

TÌNH TRẠNG
MỘC
Đông và Đ.Nam
Xuân Chữ nhật
Cao
Gầy
Thẳng đứng

Lục
Xanh lá cây Vàng nhạt
Gỗ, tre
Giấy Khai sinh
Năng động
Hoạt bát
Can đảm
HỎA
Nam
Hạ Tam giác
Ngôi sao
Góc nhọn
Zíc zắc Đỏ tím Tử vi

Nhựa hóa học
Plastic, các hợp chất nhân tạo Trưởng thành, nhiệt huyết, khát vọng, biểu hiện
THỔ
Tây nam
Trưởng Hạ Vuông
Chữ nhật ngang
Phẳng
Lùn
Chân trời Vàng đất
Hoàng Thổ
Nâu

Thạch cao
Đất nung
Đồ gốm
Gạch
Đá vôi Chuyển hóa trung gian, thận trọng, an toàn
Sự bình an
KIM
Tây
Tây bắc
Thu Tròn, vòng cung, vòm hình cầu trái soan Trắng
Bạc Vàng
Bạc, đồng, thép, sắt, vàng, đá cứng như hoa cương Thâu liễm phong phú, trật tự, tổ chức, quản trị lãnh đạo
THỦY
Bắc
Đông Nét sóng (thủy văn)
Uốn lượn, bất định hình, rối loạn Đen
Xám
Xanh biển
Kính
Thủy tinh An tàng, tĩnh lặng, sâu sa
Trầm buồn
Nhút nhát
Sợ hãi

2.1.2 Quy luật vận động Ngũ hành

Vạn vật trong vũ trụ tồn tại chịu sự tương tác lẫn nhau, có cái là nguyên nhân tạo ra (sinh) nhưng cũng có cái ức chế, chống lại nó (khắc). Quy luật cơ bản đó là tương sinh, tương khắc Ngũ hành. Khí chất Ngũ hành chuyển biến khiến tâm sinh lý con người cũng thay đổi tùy lúc, tùy nơi. Động lực gây ra mọi biến hóa là do âm dương mâu thuẫn, tác động và thôi thúc nhau trong lòng sự vật.

Quy luật tương sinh diễn ra theo chiều thuận vòng tròn. Quy luật tương khắc hoạt động theo sơ đồ hình sao.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-2-6

SƠ ĐỒ QUY LUẬT VẬN ĐỘNG NGŨ HÀNH

NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH – Hỏa sinh Thổ (tro, đất), Thổ sinh Kim (quặng mỏ), Kim sinh Thủy (hơi nước đá lạnh đọng lại bên ngoài vỏ bình sắt), Thủy dưỡng Mộc (cây cần nước để sống), Mộc sinh Hỏa.

NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC – Mộc phá Thổ, Thổ ngăn Thủy, Thủy kỵ Hỏa, Hỏa tiêu Kim, Kim phá Mộc. Cốt lõi của quá trình tương khắc không nhằm phủ định tất cả, mà thật ra quá trình tương khắc còn hàm ý một quá trình tái tạo, khôi phục nguyên trạng cứ xoay vần mãi mãi.

Lý tưởng của Đạo dịch là làm sao đạt đạo trung dung, tránh những tình trạng thái quá và bất cập. Cái được sinh trưởng lớn mạnh quá thì phải bị cái khác khắc chế, điều tiết sao cho quân bình.

5 HÀNH

SINH

KHẮC

TIẾT GIẢM
THỦY – Bắc

Mộc – Cây xanh

Hỏa (nếu Mộc yếu)

Kim / Tây
MỘC – Đông

Hỏa – Lửa đỏ

Thổ (nếu Hỏa yếu)

Thủy / Bắc
HỎA – Nam

Thổ – Đất nâu

Kim (nếu Thổ yếu)

Mộc / Đông
THỔ – Trung

Kim – Vàng bạc

Thủy (nếu Kim yếu)

Hỏa / Nam
KIM – Tây

Thủy – Nước đen

Mộc (nếu Thủy yếu)

Thổ / Trung

2.2 Phép ứng dụng ngũ hành trong trang trí nội thất nhà ở

Phép ứng dụng Ngũ hành thực chất là phép sử dụng màu sắc Ngũ hành.

Người Trung Hoa cổ có quan niệm khá đúng đắn về màu sắc. Đó là một trong bộ ba thành tố cấu tạo nên thế giới vật chất, bao gồm HÌNH (hình thể) + CHẤT (chất liệu) + SẮC (màu sắc). Bộ tam sên này là cái vỏ bọc bên ngoài của cái nội khí luôn “vận động” bất tận bên trong. Khí có năm thể – Ngũ hành ứng với năm Chất (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), ứng với năm Hình (tròn, chữ nhật, lượn sóng, tam giác, vuông), ứng với năm Sắc (trắng, xanh lục, đen, đỏ, vàng). Hai mệnh đề có thể được “đúc kết” như sau:

“Hình nào, chất đó, sắc đó”. Một mà ba, ba mà một.
“Màu có xung, có hợp, sắc có sinh (sáng tạo), có khắc (huỷ hoại)”.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-2-7

VÒNG MÀU SINH – KHẮC NGŨ HÀNH

Tương sinh : Vòng tròn theo chiều kim đồng hồ
Tương khắc : Hướng khắc theo hình sao 5 cánh

Phép màu sắc Ngũ hành phối màu theo quy luật tương sinh, tương khắc. Tương sinh thì lấy màu trội của chủ nhà và hai màu trước, sau (trên vòng tròn sinh khắc) mà phối. Màu tương khắc (hai màu ở xa còn lại) thì hạn chế dùng.

Theo master Lin Yun (Lâm Vân) nhà phong thủy hàng đầu ở Hoa Kỳ hiện nay thì đối với bộ tam sên kiến trúc có thể tùy nghi sử dụng cả hai phép theo nguyên tắc SINH THĂNG – KHẮC GIÁNG.
Theo đó thì phép tương sinh đi từ dưới lên trên, tức là màu nền (hay sàn) sinh màu tường (hay vách), màu này lại tiếp tục sinh màu mái (hay trần).

NGŨ HÀNH HÒA SẮC BA MÀU
TRẦN NHÀ

XANH/ ĐEN
Thủy

XANH/ LỤC
Mộc

TRẮNG
Kim

ĐỎ/ HỒNG
Hỏa

BE/ VÀNG
Thổ
TƯỜNG

TRẮNG
Kim

XANH/ ĐEN
Thủy

BE/ VÀNG
Thổ

XANH/ LỤC
Mộc

ĐỎ/ HỒNG
Hỏa
NỀN NHÀ

NÂU/ BE
Thổ

TRẮNG
Kim

ĐỎ/ HỒNG
Hỏa

XANH/ ĐEN
Thủy

XANH/ LỤC
Mộc

Theo phép này thì khởi đầu bằng những mảng màu đi từ dưới sàn nhà, rồi chọn một màu hợp với thảm lót sàn. Giả sử chọn màu đỏ, màu đỏ thuộc hành Hỏa, màu kế tiếp tương sinh với Hỏa thuộc hành Thổ. Như thế vách tường (chiều hướng đi lên) phải sơn màu vàng hoặc màu be (hồng xám). Trần nhà phải sơn màu thuộc hành Kim – Thổ sinh Kim (trắng). Bây giờ toàn cảnh gian phòng thuộc hành Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ dưỡng Kim. Việc mạnh dạn dùng màu đỏ thẫm cho sàn nhà càng làm cho căn phòng được trang hoàng đẹp đẽ này tràn ngập “cảm giác mạnh mẽ”.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-2-8

Bắt đầu từ sàn nhà màu vàng – thuộc Thổ, Thổ sinh Kim – vách tường có màu trắng, làm nền cho đồ vật trong nhà, màu tường sinh màu trần, Kim sinh Thủy , ở đây là màu xanh các xà ngang trên trần.

NGŨ HÀNH HÒA SẮC NĂM MÀU
TRẦN NHÀ

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ

TRẮNG
Kim

XANH/ ĐEN
Thủy

XANH/ LỤC
Mộc
RÈM CỬA

XANH/ LỤC
Mộc

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

XÁM/ NÂU
CAM/VÀNG
Thổ

TRẮNG
Kim

XANH/ ĐEN
Thủy
TƯỜNG

XANH/ ĐEN
Thủy

XANH/ LỤC
Mộc

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ

TRẮNG
Kim
BÀN GHẾ

TRẮNG
Kim

XANH/ ĐEN
Thủy

XANH/ LỤC
Mộc

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ
NỀN NHÀ

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ

TRẮNG
Kim

XANH/ ĐEN
Thủy

XANH/ LỤC
Mộc

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc áp dụng màu sắc trong trang trí nội thất, luôn có một hoặc hai hành nổi trội trong năm hành khi kết hợp chúng trong một không gian. Nói theo ngôn ngữ chuyên môn thì phải có sự phối hợp các màu sắc hỗ trợ cho gam màu chủ đạo, còn nói theo phong thủy thì phải có tương sinh tương khắc giữa các hành mới tạo nên sự hòa điệu khí trong không gian. Ở đây là sự nổi trội của hành Hỏa, Thổ và Kim thể hiện qua màu tường, sàn, tủ, kệ trang trí và bàn ghế. Hành Thủy và Mộc là hai hành hỗ trợ thể hiện qua các vật dụng trang trí trong phòng.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-2-10

Tương khắc thì ngược lại, đi từ trên xuống dưới, tức màu mái (hay trần) khắc màu tường (hay vách), màu này lại tiếp tục khắc màu nền (hay sàn).

NGŨ HÀNH TƯƠNG PHẢN BA MÀU
TRẦN NHÀ

TRẮNG
Kim

XANH/ LỤC
Mộc

BE/ VÀNG
Thổ

XANH/ ĐEN
Thủy

ĐỎ/ HỒNG
Hỏa
TƯỜNG

XANH/ LỤC
Mộc

BE/ VÀNG
Thổ

XANH/ ĐEN
Thủy

ĐỎ/ HỒNG
Hỏa

TRẮNG
Kim
NỀN NHÀ

NÂU/ XÁM
Thổ

XANH/ ĐEN
Thủy

ĐỎ/ HỒNG
Hỏa

TRẮNG
Kim

XANH/ LỤC
Mộc

Theo phép này thì việc sử dụng màu theo thứ tự đi từ trên xuống, từ trần nhà – chọn màu trắng khởi đầu rồi lần lượt đến vách tường khắc kỵ màu trắng thuộc hành Kim, đó là màu lục hoặc xanh thuộc hành Mộc. Kế đến mới trải tấm lót sàn, màu khắc với Mộc, đó là màu nâu hoặc xám thuộc hành Thổ.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-2-10Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-2-11

Đây là một ví dụ cụ thể khác về phối màu theo Ngũ hành tương phản ba màu : đầu tiên là trần màu vàng cam – thuộc Thổ, sau đó là phần vách màu xanh biển kết hợp với chi tiết trang trí màu đen – thuộc Thủy, và cuối cùng là sàn với tấm trải màu đỏ tía – thuộc Hỏa. Màu sắc tương phản mạnh mẽ tạo nên sự sinh động cho phòng trẻ.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-2-13

Căn phòng này được phối màu theo thứ tự : trần màu trắng – thuộc Kim, tường màu lục – thuộc Mộc, sàn là sự phối hợp của các sắc thái vàng và nâu – thuộc Thổ, tạo ra một không khí rất ấm cúng và trang trọng cho cả căn phòng cùng với sự hấp dẫn nhờ vào các yếu tố tương phản, đối lập trong màu sắc nền - tường - trần và trong các chi tiết trang trí nội thất.

NGŨ HÀNH TƯƠNG PHẢN NĂM MÀU
TRẦN NHÀ

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ

XANH/ ĐEN
Thủy

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

TRẮNG
Kim

XANH/ LỤC
Mộc
RÈM CỬA

XANH/ ĐEN
Thủy

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

TRẮNG
Kim

XANH/ LỤC
Mộc

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ
TƯỜNG

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

TRẮNG
Kim

XANH/ LỤC
Mộc

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ

XANH/ ĐEN
Thủy
BÀN GHẾ

TRẮNG
Kim

XANH/ LỤC
Mộc

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ

XANH/ ĐEN
Thủy

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa
NỀN NHÀ

XANH/ LỤC
Mộc

XÁM/ NÂU
CAM/ VÀNG
Thổ

XANH/ ĐEN
Thủy

HỒNG/ ĐỎ
Hỏa

TRẮNG
Kim

Góc bếp kết hợp với chỗ ăn này trông thật sống động với những gam màu tươi sáng được phối theo nguyên tắc ngũ hành tương phản năm màu. Ở đây đã có sự thay đổi linh động trong điều tiết mức độ màu sắc giữa các hành : nổi bật lên là hành Thổ với màu vàng chủ đạo trong không gian này, bao phủ vách và trần. Màu tường hành Thổ khắc với sàn màu xanh – hành Thủy. Tiếp đó là Thủy khắc Hỏa dẫn đến tủ kệ bếp có màu đỏ. Tủ kệ bếp lại khắc với màu với tường và ống hút khói – Hỏa khắc Kim, Kim lại khắc Mộc – một phần vách có màu lục.
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Ngu-hanh-2-14

nhiều chỗ chưa được rõ ràng mong các bạn thông cảm!!!
bounce
Về Đầu Trang Go down
http://52thietkenoithat.tk
 
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kết hợp trang trí nội thất với phong thủy
» Tra cứu phong thủy online
» Lệnh tắt sử dụng trong autocad
» flast đẹp dùng cho trang web hay blog
» Cài đặt và sử dụng Window XP.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯´·.♥♂ designer.yourme.net ♀♥.·´¯) :: ۩۞۩ _Học Tập_ ۩۞۩ :: Học tập chung :: Phong Thủy-
Chuyển đến 
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Right11
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Side_m10
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Untitl10
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Side_b10
Rip Skin By: Kiến Con
 
Phong thuỷ - Ngũ hành ứng dụng trong trang trí nội thất Footlo11
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất